Đậm đà bản sắc dân tộc cùng làng hương Thuỷ Xuân – Huế

Lựa chọn thời điểm đến Huế

Bạn đang xem bài viết Đậm đà bản sắc dân tộc cùng làng hương Thuỷ Xuân – Huế tại Mdoc.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Du ngoạn đến miền cố đô, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa lịch sử từ bao đời. Không những vậy, các làng nghề truyền thống trăm năm vẫn được duy trì và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến làng hương Thủy Xuân, một trong những địa điểm văn hóa đặc sắc ở xứ Huế mộng mơ.

Làng hương Thủy Xuân: Đậm bản sắc truyền thống, 700 năm các Mệ tảo tần.

Làng hương Thủy Xuân 700 năm giữa lồng cố đô

Nghề làm hương tại làng Thủy Xuân đã xuất hiện từ 700 năm về trước. Lúc ấy, ngôi làng là nơi cung cấp chủ yếu hương đốt cho quan lại, triều đình thời nhà Nguyễn và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân.

Làng hương Thủy Xuân đậm bản sắc truyền thốngLàng hương Thủy Xuân đậm bản sắc truyền thống

Trải qua các thế hệ cha truyền con nối, ngôi làng Thủy Xuân vẫn lưu giữ truyền thống và tiếp tục phát triển nghề làm hương. Cho đến nay, không chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, mà làng hương còn trở thành điểm du lịch “sắc màu” tại cố đô Huế.

Làng hương Thủy Xuân cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam và nằm dọc trên con đường Huyền Trân Công Chúa. Cung đường này gần các điểm đến khác như Lăng Tự Đức và Đồi Vọng Cảnh khá thuận lợi để bạn ghé tham quan.

Làng hương Thủy Xuân là địa điểm du lịch nổi tiếng ở HuếLàng hương Thủy Xuân là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế

Làng hương Thủy Xuân có gì đặc biệt?

Nhờ vào bàn tay khéo léo và tỉ mỉ trong từng công đoạn, làng hương Thủy Xuân dần trở thành một trong những điểm đắt khách ở Huế.

Đầu tiên, người ta tiến hành chọn nguyên liệu trầm nụ rồi trộn thêm hương quế chi, hoa hồi, đinh hương, thảo quả, nụ tùng, vỏ bưởi,… sau đó mang đi phơi khô, xay nhỏ và nghiền thành bột hương theo tỷ lệ nhất định. Tùy theo sở thích của khách hàng mà tỷ lệ giữa trầm hoặc quế sẽ được trộn ít hay nhiều. Càng nhiều hương trầm thì giá thành sản phẩm càng cao. Hỗn hợp sau đó được trộn với keo để tạo độ kết dính giúp bột hương se quanh lõi đều và đẹp hơn.

Dân làng Thủy Xuân thường dùng ruột tre khô chẻ nhỏ, phơi nắng nhiều ngày để làm lõi hương. Vì thế, nén hương khi cháy đều đến chân hương sẽ không bị gãy ngang.

Nghệ nhân làm hương truyền thống lâu đờiNghệ nhân làm hương truyền thống lâu đời

Sau khi se bột hương quanh lõi bằng tay hoặc máy, các nghệ nhân sẽ mang những mẻ hương trải đều ra sân để phơi nắng khoảng 1 ngày. Nếu trời ít nắng thì sẽ phơi từ 2 đến 3 ngày. Khác với những làng hương truyền thống, các nghệ nhân làng Thủy Xuân rất chú trọng ở bước nhuộm chân hương. Không chỉ đặc trưng 2 màu cơ bản đỏ và nâu, dân làng còn sáng tạo thành nhiều màu sắc giúp sản phẩm thêm bắt mắt.

Sau đó, các cây hương được cột lại thành bó và sắp xếp với nhiều hình dạng như hình tròn, hình hoa, hình đối xứng,.. Từ đó, khung cảnh nơi đây trở nên rực rỡ và được nhiều du khách lựa chọn check-in mỗi khi ghé thăm.

Xem Thêm:   Hướng dẫn sử dụng sáp vuốt tóc giúp giữ nếp lâu và không ngứa cho nam

Tất cả các công đoạn đều được làm tỉ mỉTất cả các công đoạn đều được làm tỉ mỉ

Ngoài ra, hương trầm của làng Thủy Xuân được làm từ cây dó bầu hoặc cây dó trầm. Vì thế, những cây hương có mùi thơm thanh tao, nhẹ nhàng, không lẫn mùi hóa chất nhân tạo.

Đến với làng hương Thủy Xuân, bạn sẽ được các Mệ hoặc các cô, chú, anh, chị giới thiệu chi tiết về công đoạn làm hương và tạo điều kiện để bạn trải nghiệm ngành nghề này. Bạn sẽ khâm phục Mệ Tuyết – một nghệ nhân lớn tuổi nhưng vẫn tần tảo gìn giữ bản sắc truyền thống từ bao đời nay.

Một nén hương thể hiện sự thành kính với tổ tiên và thần linhMột nén hương thể hiện sự thành kính với tổ tiên và thần linh

Dâng hương là hành động thể hiện sự thành kính với tổ tiên và thần linh của người Việt. Chính vì vậy, “cái tâm” là một trong những giá trị cốt lõi được các nghệ nhân trau chuốt trong từng sản phẩm.

Kết hợp du lịch Huế cùng làng hương Thủy Xuân

Khi du lịch đến xứ Huế thơ mộng, ngoài địa điểm như làng hương Thủy Xuân, bạn còn có thể kết hợp tham quan địa danh gần đó. Một số địa điểm sau đây sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức còn được gọi là Khiêm Lăng. Đây là nơi chôn cất vua Tự Đức – vị hoàng đế thứ 4 trị vì lâu nhất thời nhà Nguyễn. Với phong cảnh hữu tình và lối kiến trúc cầu kỳ, nơi đây đã trở thành lăng tẩm đẹp nhất thế kỷ 19. Bạn sẽ được khám phá những công trình nổi bật khác như:

  • Minh Khiêm Đường: Nhà hát cổ nhất thời nhà Nguyễn được xây dựng vào năm 1865 với mô típ hoa văn được chạm trổ tinh xảo. Nơi đây tái hiện lại một không gian xưa với tiếng đàn, tiếng hát mang những giá trị tuyệt vời của âm nhạc truyền thống Huế
  • Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ: Được xây dựng vào năm 1864 với phong cảnh trữ tình ở hồ Lưu Khiêm. Đây là nơi vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ và thưởng thức nghệ thuật.
  • Bia Khiêm Cung Ký: là tấm bia khắc bài văn do chính hoàng đế Tự Đức soạn thảo năm 1871. Tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả 2 mặt. Không chỉ thể hiện nỗi lòng của vua trong tình trạng “lực bất tòng tâm”, mà còn mô tả cảnh quan phong thủy xung quanh lăng mộ của ông.

Lăng Tự ĐứcLăng Tự Đức

Đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh là địa danh hiếm hoi giúp bạn ngắm nhìn trọn vẹn hoàng hôn trên đất Huế. Ngọn đồi được bao phủ nhiều cây xanh tạo nên không gian trong lành và mát mẻ. Đứng trên đồi Vọng Cảnh, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, bạn có thể “phóng tầm mắt” để nhìn rõ một góc dòng sông Hương đang e ấp dưới chân đồi.

Đồi Vọng CảnhĐồi Vọng Cảnh

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ (chùa Linh Mụ) nằm tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khê thuộc địa phận làng An Ninh Thương, cách trung tâm thành phố Huế 5km. Điểm nhấn của ngôi chùa là Tháp Phước Duyên với chiều cao 21m gồm 7 tầng. Mỗi tầng đều có thờ tượng Phật. Tầng trên có tượng Phật bằng vàng. Không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà chùa Thiên Mụ còn là thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam.

Xem Thêm:   Xịt dưỡng tóc là gì? Top 7 loại xịt dưỡng tóc hot nhất trên thị trường

Chùa Thiên MụChùa Thiên Mụ

Vườn Quốc gia Bạch Mã

Vườn Quốc gia Bạch Mã được ví như lá phổi xanh giữa lồng cố đô Huế. Với tổng diện tích gần 37.500 ha, khu rừng nguyên sinh tập trung khoảng 2.373 loài thực vật và 1.715 loài động vật. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Dọc theo lối nhỏ vào rừng, bạn sẽ dễ bắt gặp những loài thú lạ như sao la, gà lôi, trĩ sao,…

Vườn Quốc gia Bạch MãVườn Quốc gia Bạch Mã

Ngoài ra, trong chuyến du ngoạn tại Huế, bạn có thể khám phá thêm những địa danh tiêu biểu và nổi tiếng khác như:

  • Chợ Đông Ba
  • Phố đi bộ Huế
  • Đường đi bộ dọc sông Hương
  • Đại Nội Huế

Đặc sản Huế có gì?

Bún bò Huế

Bún bò Huế là đặc sản trứ danh của vùng cố đô. Tại đây, món ăn thường được gọi đơn giản là “bún bò” hoặc “bún bò thịt bò”. Một bát bún bò gốc Huế hội tụ đủ 3 vị mặn, ngọt, cay với những lát thịt bò thái mỏng, chả cua và rau sống. Đặc biệt, sợi bún phải là loại to, dày, dai được pha trộn giữa bột gạo và bột lọc theo tỷ lệ chuẩn.

Các quán bán bún bò ngon tại Huế:

  • Bún bò O Phụng – Chú Vọng: Quán xưa, tổ 12, 14 Nguyễn Du, Phú Cát, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Bún bò bà Tuyết: 47 Nguyễn Công Trứ, tổ 15, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Bún bò Huế O Phượng: 24 Nguyễn Khuyến, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Bún bò HuếBún bò Huế

Cơm âm phủ

Tuy tên gọi nghe có vẻ “ma mị”, nhưng cơm âm phủ lại là điểm chấm phá thú vị cho bức tranh ẩm thực xứ Huế. Phần cơm trắng chính giữa thường là loại cơm tơi, hơi khô và để nguội. Xung quanh cơm được bày trí những nguyên liệu cơ bản gồm nem chua, thịt nướng, trứng chiên, tôm rang, dưa leo bóp chua, rau củ,… Đặc biệt, nước mắm pha tỏi, chanh và đường là một phần không thể thiếu để rưới ăn kèm cùng cơm.

Các quán bán cơm âm phủ ngon tại Huế:

  • Quán cơm Âm Phủ: 51 Nguyễn Thái Học, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Cơm âm phủCơm âm phủ

Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ là món ăn truyền thống của làng Nam Phổ, Phú Vang. Điểm đặc biệt của món ăn chính là phần nước dùng keo sệt màu đỏ cam từ tôm và thịt cua tươi. Chắc chắn, bạn sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà này khi du lịch đến Huế.

Các quán bán bánh canh Nam Phổ ngon tại Huế:

  • Quán Thúy: 16 Phạm Hồng Thái, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Quán Hương: 30 Phạm Hồng Thái, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Bánh canh Nam PhổBánh canh Nam Phổ

Bún hến

Ở Huế không chỉ nổi tiếng với bún bò, mà bún hến cũng là đặc sản độc đáo mà bạn nhất định phải thử. Một bát bún hến “chuẩn” vị Huế được nêm nếm gia vị đậm đà kết hợp với thịt hến dai ngọt tự nhiên. Thêm một chút ớt xanh cay cay và rau sống là bạn đã có ngay món bún hến thơm ngon rồi đấy.

Xem Thêm:   Có nên dùng dầu gội Sunsilk dành cho tóc nhuộm hay không?

Các quán bán bún hến ngon tại Huế:

  • Quán Nhỏ: 9 Ngô Quyền, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Quán Hoa Đông: 64 kiệt 7 Ưng Bình, Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Bún hếnBún hến

Các loại bánh gói

Bạn sẽ dễ dàng thưởng thức các loại bánh gói tại Huế như bánh nậm, bánh bột lọc, bánh tro, bánh ram ít,… Chỉ từ các loại bột như bột năng hay bột gạo nếp và trộn một ít tôm nhuyễn, sau đó gói tỉ mỉ bằng lá dong, món bánh đã trở thành đặc sản hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi đến Huế.

Các quán bán bánh gói ngon tại Huế:

  • Quán Bà Đỏ: 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Hiệp, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.
  • Quán O Giàu: 109 Lê Huân, Thuận Hoà, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế.

Các loại bánh góiCác loại bánh gói

Kinh nghiệm du lịch Huế

Cách di chuyển đến Huế

Huế cách thủ đô Hà Nội gần 700 km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1000km về phía Nam. Tùy vào khu vực nơi bạn ở, bạn có thể chọn các loại phương tiện thích hợp để di chuyển đến Huế.

Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn máy bay để di chuyển đến Huế nhanh chóng và an toàn.

Nếu bạn là người thích ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên, tàu lửa và xe khách sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể đi phượt bằng xe máy để lưu lại những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến hành trình của mình.

Cách di chuyển đến HuếCách di chuyển đến Huế

Lựa chọn thời điểm đi du lịch Huế

Từ tháng 2 đến tháng 4, thời tiết ở Huế sẽ đỡ lạnh và bắt đầu có nắng ấm. Đây là thời điểm có nhiều hoạt động nghệ thuật và giải trí đặc sắc từ các đoàn nghệ thuật trong nước và nước ngoài.

Giữa năm từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nơi đây sẽ khô ráo và thuận tiện cho du khách đi tham quan. Đặc biệt, sự kiện Festival Huế là hoạt động nổi tiếng nhất diễn ra 2 năm 1 lần mang lại bầu không khí nhộn nhịp giữa lồng cố đô.

Lựa chọn thời điểm đến HuếLựa chọn thời điểm đến Huế

Lưu ý khi đi du lịch Huế

Trước khi đi du lịch đến Huế, bạn nên lựa chọn thời điểm tốt để khởi hành. Bên cạnh đó, thời tiết buổi sáng và đêm ở Huế thường thay đổi, vì thế bạn chuẩn bị những tư trang cá nhân cần thiết cho chuyến đi như kem chống nắng, mũ, giày dép, thuốc men, áo khoác mỏng,…

Ngoài ra, khi đến thăm viếng các khu lăng tẩm hoặc chùa chiền, bạn hãy lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo để thể hiện sự tôn nghiêm nhé.

Lưu ý khi đi du lịch HuếLưu ý khi đi du lịch Huế

Trên đây là những thông tin thú vị về làng hương Thủy Xuân ở Huế sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch. Mdoc.vn hy vọng bạn sẽ có chuyến đi đáng nhớ tại cố đô Huế nhé!

Mdoc.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đậm đà bản sắc dân tộc cùng làng hương Thuỷ Xuân – Huế tại Mdoc.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.