Top 10 thương hiệu thời trang nam dựa trên tầm ảnh hưởng, vẻ đẹp và chất lượng được đánh giá theo tiêu chí cổ điển và được cắt may tỉ mỉ. Với cánh mày râu, mặc đẹp tức là mặc sành điệu, chuẩn mực, và đắt đỏ. Dưới đây là số ít những thương hiệu đảm bảo cho các anh đẹp và thời thượng.
Anderson & Sheppard
Người sáng lập: Gustav aka Per Anderson
Năm thành lập: 1906
Anderson & Sheppard cung cấp một trong những dòng sản phẩm đặc biệt nhất và có lẽ là có ảnh hưởng nhất ở Savile Row. Người sáng lập học việc từ Frederick Sholte – huyền thoại đi tiên phong với kỹ thuật cắt xếp vải (drape cut). Sự kết hợp giữa lỗ ống tay áo nhỏ và vòng eo vừa khít làm tôn phần ngực tuyệt đẹp trong thiết kế mềm mại. Tất cả tạo nên những bộ đồ thoải mái và dễ mặc nhưng cũng làn nổi bật sự nam tính của người mặc. Những khách hàng nổi tiếng của dòng sản phẩm này có Fred Astaire, Gary Cooper và cả bộ óc tinh quái Fran Lebowitz.
Hedi Slimane của Dior Homme
Năm thành lập: 2001 – 2007
Vẻ ngoài thanh thoát và mong manh trong thiết kế của Hedi Slimane bắt đầu từ những thiết kế cho Yves Saint Laurent năm 1997 là khởi đầu cho sự nhã nhặn và bóng bẩy dựa trên sự tối giản của Helmut Lang và Jil Sander. Năm 2001, ông chuyển sang làm việc cho Christian Dior, nơi ông đã tạo nên bộ siêu tập sang trọng với những bộ đồ siêu mỏng dưới nhãn hiệu Dior Homme. Cái nhìn hiện đại của ông đã mang tới cho các bộ đồ cắt may vẻ cuốn hút và thời trang với những khách hàng trẻ tuổi, và dần dần cả những nhóm khách hàng phổ thông khác nữa.
Helmut Lang / Jil Sander / Prada
Năm thành lập: Helmut Lang – 1986; Jil Sander – 1968; Prada – 1913
Trong thập kỷ nhạc grunge và thời trang hiphop, Helmut Lang, Jil Sander, và Prada đã góp phần tạo nên một phong cách mới với thời trang tối giản, ấn tượng và tươi mới của họ nếu so sánh với những bộ đồ thiết kế khác. Theo một cách nào đó, đây là một sự tương phản với những gì hào nhoáng bóng bẩy và sexy của những năm 1980 (Versace là một ví dụ). Phong cách đơn sắc thẳng thắn này đã nổi tiếng qua các bộ phim như Reservoir Dogs và Pulp Fiction, giúp mở ra con đường cho thời trang của Hedi Slimane trong những thập kỷ tiếp theo.
Calvin Klein
Năm thành lập: 1968
Calvin Klein là một nhà thiết kế tài năng trong lĩnh vực của mình, nhưng thành tựu lớn nhất của ông có lẽ là ở mảng quảng cáo. Năm 1980, sau khi giới thiệu dòng sản phẩm jeans mới, Klein đã thuê Richard Avedon đã chụp ảnh Brooks Shield sắp 15 với câu nói nổi tiếng: “Muốn biết giữa có gì giữa tôi và Calvin của tôi? Chẳng có gì cả.” Sexy và bóng gió như thế, mẫu quảng cáo đã thu hút hàng triệu người. Nó cũng đặt nền móng cho chiến dịch quảng cáo khác mà Klein đã thực hiện cùng Bruce Weber, người chụp những bức ảnh đồng tỉnh của những mẫu nam như vận động viên Olympic Tom Hinthaus. Những quảng cáo này, cùng với Gucci, đã tạo nên kỷ nguyên mới cho những mẫu quảng cáo sexy và cởi mở cho quần áo nam giới.
Brioni
Năm thành lập: 1945
Sự cuồng nhiệt của thế giới với phong cách Ý có một phần là nhờ Brioni. Trong những năm giữa thế kỷ 20, Brioni đã là “thợ may cho các ngôi sao”, cắt may cho những người như Gary Cooper và Clark Gable cả trong và ngoài màn bạc. Do đó, người Mỹ (và sau đó là phần còn lại của thế giới) đã nghiêng ngả vì những bộ đồ của người Rome – vai rộng, dáng chữ V tối giản với cổ tay gập, nếp gấp và mép túi nổi. Brioni còn tạo nên một cuộc cách mạng quan trọng với các show thời trang riêng cho nam, diễn ra đầu tiên tại Florence, Ý năm 1957.
Gieves & Hawkes
Năm thành lập: 1717
Gieves & Hawkes là những nhà thiết kế tiên phong và quan trọng trong làng thời trang quốc tế. Thương hiệu này được thành lập vào nửa đầu thế kỷ 18, và đã đạt được chứng nhận Hoàng gia vào những năm đầu thế kỷ 19. Họ tạo quần áo cho tất cả mọi người, từ Vua George III tới Micheal Jackson. Nếu bạn tới thăm trụ sở của họ ở số 1 Savile Row, bạn sẽ được chiêm ngương bộ trang phục hơi hướm quân đội của Micheal Jackson cùng với những bộ đồng phục quân đội khác do họ sáng tạo. Hawkes là một trong những nhà thiết kế đầu tiên ở Anh bán đồ may sẵn, và hiện tại là một nhãn hiệu uy tín với những đồ công nghiệp số lượng lớn.
Pierre Cardin
Năm thành lập: 1950
Nói tới các thương hiệu, nên nhắc tới người đàn ông đầu tiên đã tận dụng sức mạnh của thương hiệu: Pierre Cardin. Ông đã gây ấn tượng đầu tiên với những trang phục nam trong những năm 1960, sau khi giới thiệu dòng sản phẩm mới, “hiện đại” của những chiếc áo không cổ và cầu vai cứng. Các thiết kế này nổi cả trong giới thiết kế lẫn công chúng (đồ của nhóm The Beatles là ví dụ). Tuy nhiên, di sản lớn nhất của ông lại là nhà thiết kế đầu tiên ghi dấu bản quyền lên một phong cách. Cardin đã bán tên mình cho mọi người để in lên mọi thứ từ máy tính tới bồn cầu. Vai trò tiên phong của ông với việc cấp bằng trên thế giới đã đặt một tiền lệ mới về cái gọi là “thương hiệu” cho y phục nam.
Armani
Số người tạo nên sức ảnh hưởng và cá tính cho một bộ đồ như Giorgio Armani là rất ít. Sau khi làm việc với tư cách một nhà thiết kế cho dòng sản phẩm Hitman của Nino Cerruti, rồi làm freelancer cho Zenga và Ungaro, Armani đã tách ra và thành lập một thương hiệu riêng của mình vào giữa những năm 1970. Ông phát triển những trang phục với vẻ ngoài hoàn toàn bởi bằng cách bỏ bớt những phần đệm ra và tạo nên mẫu may thoải mái hơn. Kết quả rất đặc biệt, và cụm từ “trông rất Armani” là phần thưởng ấn tượng nhất cho nhà thiết kế.
Brooks Brothers
Năm thành lập: 1818
Điều gì đặc biệt nhất ở thương hiệu Brooks Brothers? Phải nói, họ là nhãn hiệu thời trang lâu đời nhất tại Mỹ. Họ đã giới thiệu đồ may sẵn tới Mỹ. Họ đưa ra định nghĩa về thẩm mỹ trang phục nam tại Mỹ. Thế đã đủ chưa? Danh sách những cải tiến của họ còn dài lắm. Những năm 1900, họ trình làng cà vạt Foulard, sack suit và sơ mi có khuy cài cổ. Những năm 30, họ cho ra đời đồ mùa hè, sơ mi hồng, áo len Shetland, áo polo. Nếu bạn đọc danh sách này và thấy quen quen, thì đó là các thành phần cơ bản của trang phục nam giới Mỹ cổ điển.
Ralph Lauren
Năm thành lập: 1967
Giữa những năm 1960, Ralph Lauren là nhân viên bán hàng của Brooks Brothers. Ông đã từng phục vụ trong quân đội và bỏ học trường kinh doanh. Con trai của người nhập cư Do Thái gốc Châu Âu này đã thay đổi chuẩn mực y phục nam giới mãi mãi. Năm 1967, ông đã tạo ra những mẫu Polo đầu tiên. Ban đầu, ông bán đại trà những cà vạt lấy cảm hứng từ thời trang 1930. Năm 1970, ông thắng giải Coty American Fashion Critic cho sản phẩm thời trang nam. Từ những năm đó trở đi, ông chưa bao giờ đánh mất sự kính trọng với thời kỳ hoàng kim của phong cách Anh và Mỹ.